Việc xây nhà trên đất nông nghiệp có bị tháo dỡ không? Là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh quỹ đất ở ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, để xây dựng hợp pháp trên loại đất này. Chủ sở hữu cần nắm rõ các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu có ý định xây nhà trên đất nông nghiệp kể từ ngày 1.8.2024, người dân cần chú ý tìm hiểu kỹ các quy định liên quan. Hãy cùng Công Ty Tháo Dỡ Nhà khám phá thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleMột số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp từ 1.8.2024
Theo quy định hiện hành, công dân cần phải sử dụng đất theo đúng mục đích đã được ghi trong sổ đỏ. Trong trường hợp muốn xây nhà trên đất nông nghiệp để ở.
Người dân bắt buộc phải thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở. Nếu không thực hiện, họ có thể phải chịu hình phạt cưỡng ép tháo dỡ nhà.
Theo Khoản 2 Điều 9 của Luật Đất đai năm 2024, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
- Đất trồng cây hàng năm, bao gồm đất trồng lúa và các loại cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất lâm nghiệp, bao gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất chăn nuôi tập trung;
- Đất làm muối;
- Các loại đất nông nghiệp khác.
Xây nhà trên đất nông nghiệp làm gì để không bị tháo dỡ
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 121 của Luật Đất đai năm 2024. Để chuyển mục đích sử dụng, xây nhà trên đất nông nghiệp sang đất ở, người dân cần được sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Ngoài ra, để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người dân cần nộp hồ sơ xin phép đến cơ quan tài nguyên và môi trường nơi có đất. Hồ sơ này bao gồm:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Tiếp theo, hồ sơ sẽ được trình lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để xem xét và quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Cuối cùng, cơ quan này sẽ chỉ đạo cập nhật và chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai cũng như hồ sơ địa chính.
Trong trường hợp hồ sơ tiếp nhận không đầy đủ hoặc không hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho người nộp hồ sơ về việc cần bổ sung và hoàn thiện theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa là 3 tháng.
Sau khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Công dân mới được phép tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã được chuyển đổi.
Mức phạt khi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại các khu vực nông thôn.
Mức xử phạt đối với hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp hoặc sai mục đích sử dụng. Hoặc chuyển đổi đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và các loại đất nông nghiệp khác sai mục đích sẽ được áp dụng như sau:
- Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép dưới 0,02 héc ta;
- Phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 8 triệu đến 15 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 15 triệu đến 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 100 triệu đến 200 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Trong trường hợp người dân cố tình xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính. Họ có thể bị buộc phải tháo dỡ công trình.
Tóm lại
việc xây nhà trên đất nông nghiệp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về mặt pháp lý và quy hoạch. Để tránh rủi ro, bạn cần tìm hiểu rõ quy định hiện hành, thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp pháp trước khi xây dựng.
Điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ quyền lợi mà còn đảm bảo công trình xây dựng được pháp luật công nhận và sử dụng lâu dài. Hy vọng rằng thông qua bài viết của Công Ty Tháo Dỡ Nhà ở. Bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích trong việc xây dựng trên đất nông nghiệp.
Tìm hiểu thêm:
- Dịch vụ tháo dỡ văn phòng – Hoàn trả mặt bằng trọn gói HCM
- Quy định về phá dỡ công trình xây dựng như thế nào?
- Bảng giá dự toán phá dỡ nhà cấp 4 rẻ mới nhất IV/2024